Wy88

Sau Đào Thiên Hải (vô địch U.16 năm 1993), Nguyễ mâm cúng đầy tháng bé trai

【mâm cúng đầy tháng bé trai】Những nhà vô địch trẻ thế giới của cờ vua Việt Nam bây giờ ra sao?

Sau Đào Thiên Hải (vô địch U.16 năm 1993),ữngnhàvôđịchtrẻthếgiớicủacờvuaViệtNambâygiờmâm cúng đầy tháng bé trai Nguyễn Thị Dung (vô địch U.12 năm 1994), Hoàng Thanh Trang (vô địch U.20 năm 1998), Nguyễn Ngọc Trường Sơn (vô địch U.10 năm 2000), Lê Quang Liêm (vô địch U.14 năm 2005), Trần Minh Thắng (vô địch U.8 năm 2008), Nguyễn Anh Khôi (vô địch U.10 năm 2012, vô địch U.12 năm 2014), Nguyễn Lê Cẩm Hiền (vô địch U.8 năm 2015), Đầu Khương Duy là cái tên mới nhất của VN trên bảng vàng cờ vua trẻ thế giới khi vô địch U.12 tại Ai Cập.

Những nhà vô địch trẻ thế giới của cờ vua Việt Nam giờ ra sao ? - Ảnh 1.

Tài năng cờ vua đầy hứa hẹn Đầu Khương Duy

FIDE

Kỳ thủ sinh năm 2011 tại Hà Nội được giới chuyên môn đánh giá rất cao nhờ năng khiếu bẩm sinh cùng sự tiến bộ vượt bậc chỉ trong thời gian ngắn. HLV Lương Trọng Minh đang phụ trách chuyên môn cho kỳ thủ nhí này cho biết: "Tôi từng huấn luyện rất nhiều kỳ thủ, có cả kỳ thủ đạt thành tích cao ở giải quốc tế, nhưng trong số đó Đầu Khương Duy theo đánh giá của tôi là người có trí nhớ tốt nhất. Đó là tố chất rất tốt, giúp cho Duy tiếp thu nhanh. Cậu ta thích thú học chiến lược lẫn chiến thuật thi đấu và nhanh chóng qua mặt được nhiều VĐV khác lớn tuổi, có thời gian học cờ lâu hơn. Tôi tin nếu đi đúng lộ trình vạch ra, Duy sẽ thực hiện được ước mơ sớm trở thành Đại kiện tướng".

Đào Thiên Hải (đứng) hiện là HLV đội cờ vua Việt Nam

Đào Thiên Hải là kỳ thủ đầu tiên đưa VN ra bản đồ cờ vua thế giới với tấm HCV U.16 năm 1993. Kỳ thủ sinh năm 1978 quê Đồng Tháp để lại hàng loạt dấu ấn như là Đại kiện tướng đầu tiên của VN, kỳ thủ VN đầu tiên vào tốp 100 thế giới, kỳ thủ VN đầu tiên vinh dự chạm trán vua cờ Garry Kasparov. Sau khi giã từ sự nghiệp thi đấu đỉnh cao, Hải chuyển sang công tác huấn luyện, góp phần tạo nên 2 tài năng Nguyễn Anh Khôi, Bạch Ngọc Thùy Dương. Nghiệp cờ đã ăn sâu vào máu cựu số 1 VN khi anh tiếp tục cống hiến với vai trò HLV đội tuyển cờ vua VN đồng thời thành lập trường cờ vua mang tên mình.

Nguyễn Anh Khôi (thứ 5 từ phải sang) đang học năm tư ngành y Trường ĐH VinUni

Nhà vô địch U.12 nữ thế giới năm 1994 Nguyễn Thị Dung (Thanh Hóa) ít được chú ý hơn khi không gắn bó lâu dài với cờ vua mà chuyển hướng sang lĩnh vực khác. Tiếp đến là nhà vô địch U.20 thế giới Hoàng Thanh Trang khi có những bước thăng tiến vượt bậc với đỉnh cao là hạng 9 thế giới năm 2006. Đó cũng là thời điểm mà kỳ thủ sinh năm 1980 quyết định chuyển sang thi đấu cho đội tuyển cờ Hungary và đoạt ngôi vô địch châu Âu năm 2013. Lên ngôi vô địch U.10 thế giới năm 2000, Nguyễn Ngọc Trường Sơn được ví như thần đồng cờ vua VN. Tuy có sự nghiệp thi đấu quốc tế chưa như mong đợi, Trường Sơn vẫn khẳng định được tài năng ở tốp đầu VN hiện tại.

Nhà vô địch U.14 thế giới năm 2005 Lê Quang Liêm là kỳ thủ thành công nhất trong lịch sử cờ vua VN khi thăng tiến liên tục với rất nhiều danh hiệu vô địch ở các giải quốc tế đẳng cấp, trong đó đỉnh cao là ngôi vô địch cờ chớp thế giới năm 2013. Quang Liêm cũng là kỳ thủ VN đầu tiên đạt cột mốc elo 2.700 (Siêu đại kiện tướng) và hiện xếp hạng 18 thế giới với elo 2.731. Anh hiện vừa thi đấu vừa làm Giám đốc Học viện cờ vua SPICE kiêm HLV trưởng đội tuyển cờ vua Trường ĐH Webster (Mỹ).

Nguyễn Anh Khôi (trái) giải nhất cuộc thi học thuật toàn quốc

Nhà vô địch U.8 thế giới Nguyễn Lê Cẩm Hiền (phải)


Nhà vô địch U.8 thế giới năm 2008 Trần Minh Thắng hiện vẫn theo đuổi đam mê cờ vua và nằm trong tốp 5 kỳ thủ hàng đầu VN. Trong khi đó, tài năng từng vô địch U.10 lẫn U.12 thế giới Nguyễn Anh Khôi tạm gác việc chơi cờ vua để tập trung cho ước mơ trở thành bác sĩ. Anh đang học năm 4 ngành y, Trường ĐH VinUni. Nhà vô địch U.8 thế giới 2015 Nguyễn Lê Cẩm Hiền đang theo đuổi 2 mục tiêu là học văn hóa và phát triển nghiệp cờ như đàn anh Lê Quang Liêm.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap